PHẦN 2: SỰ HẤP DẪN KHI LÀM VIỆC TRONG NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG – PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP

PHẦN 2: SỰ HẤP DẪN KHI LÀM VIỆC TRONG NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG – PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP

Hội nghị chuyên đề “Dành cho những ai muốn làm việc tại Nhật Bản: một cuộc thảo luận về việc làm tại Nhật Bản của các công dân người nước ngoài hiện đang cư trú tại Nhật” đã diễn ra cách đây vài ngày.

Cuộc thảo luận được thực hiện bởi cô Yuko Ito đến từ Trung tâm Xúc tiến Nghiên cứu hàng đầu của trường Đại học Y Hokkaido, cùng với Phó Giáo sư Toshifumi Suzuki đến từ trường Đại học Shizuoka. Trong đoạn video ghi lại cuộc thảo luận, những người nước ngoài hiện đang làm việc tại Nhật Bản đã trò chuyện một cách rất cởi mở về sự hấp dẫn của Nhật Bản và những vấn đề cần được giải quyết.

Contents:

Phần 2: Sự hấp dẫn khi làm việc trong ngành điều dưỡng – Phương pháp giao tiếp

Ở phần thứ 2, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 7 người nước ngoài hiện đang sống tại Nhật Bản đã tham gia “Hội thảo thực tuyến Japan Care Worker Guide (JCWG)” về “Sự hấp dẫn khi làm việc trong ngành điều dưỡng và phương pháp giao tiếp”. Đây là hội thảo cung cấp thông tin về “Chế độ Kĩ năng đặc định”, được tổ chức từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022.

Cô Ito: Xin chào tất cả mọi người. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần thứ 2 của “cuộc thảo luận về việc làm tại Nhật Bản của các công dân người nước ngoài hiện đang cư trú tại Nhật”, và cùng nhau thảo luận về “Sự hấp dẫn khi làm việc trong ngành điều dưỡng và phương pháp giao tiếp”.

 

PGS. Suzuki: Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã tham dự. Chúng ta hãy cùng bắt đầu nhé.

 

Cô Ito: Sau đây, tôi xin giới thiệu những người sẽ tham gia cùng chúng ta trong phần thứ 2. Đó là bạn Ayu đến từ Indonesia, bạn Lovely và bạn Stella đến từ Philippines, bạn Sithumini và bạn Ashini đến từ Sri Lanka, và cuối cùng là bạn Linh và bạn Hoài đến từ Việt Nam. Họ cũng đã tham gia “Hội thảo trực tuyến Japan Care Worker Guide (JCWG)” và chia sẻ câu chuyện của mình dưới tư cách là những nhân viên lâu năm trong ngành điều dưỡng. Vậy các bạn có thể chia sẻ cảm xúc của mình sau buổi hội thảo được không?

 

Bạn Ayu (Indonesia): Tôi muốn cải thiện tiếng Nhật của mình nhiều hơn trước đây. Tôi muốn mình có thể giao tiếp nhiều hơn với những người sử dụng.

 

Bạn Lovely (Philippines): Tôi muốn làm việc chăm chỉ hơn vì gia đình của mình. Tôi muốn tích cực tham gia các chương trình đào tạo tại công ty và ở cơ sở để học hỏi nhiều hơn và nâng cao các kĩ năng điều dưỡng.

 

Bạn Ashini (Sri Lanka): Tôi rất vui vì có thể truyền cảm hứng về Nhật Bản cho những người nước ngoài muốn đến Nhật.

 

Bạn Linh (Việt Nam): Đồng nghiệp và gia đình đã khen ngợi tôi rất nhiều, điều đó làm tôi tự tin hơn. Các bạn ít tuổi hơn ở Việt Nam cũng nói với tôi rằng “Em rất nóng lòng muốn được đến Nhật Bản làm việc!”.

 

Cô Ito: Có vẻ như vệc tham gia buổi hội thảo là một trải nghiệm rất tích cực của tất cả các bạn. Tiếp theo, chúng tôi muốn hỏi các bạn về “những từ tiếng Nhật mà bạn yêu thích” và “lý do bạn thích chúng”.

 

Bạn Lovely (Philippines): Từ tiếng Nhật yêu thích của tôi là “Tình yêu”. Tên tôi là Lovely, nên mọi người thường gọi tôi là “Lovely-chan”. “Tình yêu trong tiếng Nhật là “ai (愛)”. Nếu chúng ta có tình yêu thì cũng sẽ có được sự bình yên (cười).

 

Bạn Sithumini (Sri Lanka): Với tư cách là một nhân viên chăm sóc, tôi rất thích những từ thể hiện lòng biết ơn, “Cảm ơn vì tất cả (いつもありがとう)”. Tôi cảm thấy rất vui mỗi khi người sử dụng nói cảm ơn với mình.

 

Bạn Hoài (Việt Nam): Từ tiếng Nhật yêu thích của tôi là “cố gắng hết sức (頑張って)”. Đó là một cụm từ tuyệt vời dùng để khích lệ mọi người. Mỗi khi mệt mỏi, tôi cũng tự động viên mình bằng cách tự nhủ rằng hãy “cố gắng hết sức”.

 

PGS. Suzuki: Thật tuyệt khi tất cả các bạn đều yêu thích những từ ngữ mà bạn sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày.

 

Cô Ito: Sau đây là câu hỏi tiếp theo của tôi. Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn trong giao tiếp khi làm việc với tư cách là một nhân viên chăm sóc chưa?

 

Bạn Ashini (Sri Lanka): Có những lúc tôi muốn nói điều gì đó nhưng không biết phải nói như thế nào bằng tiếng Nhật. Đôi khi rất khó để truyền đạt yêu cầu từ người sử dụng đến các nhân viên lâu năm trong cơ sở.

 

Bạn Linh (Việt Nam): Tôi thấy kính ngữ rất khó. Nếu bạn sử dụng nó một cách thành thạo, nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong giao tiếp, nhưng nếu sử dụng sai, bạn có thể sẽ thất lễ với người khác. Tôi lớn lên ở Việt Nam, nơi có ngôn ngữ tôn trọng, vì vậy tôi nói chuyện cẩn thận khi ở Nhật Bản.

 

Cô Ito: Người ta nói rằng ngôn ngữ địa phương của Nhật Bản cũng rất khó hiểu, tuy nhiên bạn đã bao giờ gặp trường hợp không hiểu một điều gì đó được nói bằng một cách đặc biệt chưa?

 

Bạn Ashini (Sri Lanka): Trong ngôn ngữ địa phương của Nagasaki, “yoka (よか)” có nghĩa là “tốt”. Bên cạnh đó, “ikanba (行かんば)” có nghĩa là “phải đi” và “wakaran (わからん)” hoặc “shiran (知らん)” có nghĩa là “Tôi không biết”.

 

Bạn Linh (Việt Nam): Hokkaido cũng có nhiều từ ngữ địa phương. Ví dụ, “menkoi (めんこい)” có nghĩa là “dễ thương” và “shakkoi (しゃっこい)” có nghĩa là “lạnh lùng”.

 

Bạn Ayu (Indonesia): Ở Okayama, tôi rất ngạc nhiên khi nghe “mệt” được nói là “e (えれぇ)”, “nóng” là “achii (あちぃ)” và “lạnh” là “samii (さみぃ)”. Tôi không được học những cụm từ này ở trường tiếng Nhật, nhưng giờ tôi đã có thể trò chuyện với họ bằng ngôn ngữ địa phương của Okayama.

 

Bạn Stella (Philippines): Ở Nagano, “Tôi mệt” được nói là “goshitai (ごしたい)”. Khi mới nghe qua lần đầu, tôi đã hiểu lầm rằng tất cả những người sử dụng đều đang phàn nàn họ bị đau lưng.

 

PGS. Suzuki: Tất cả các bạn đều rất thành thạo tiếng Nhật, tuy nhiên bạn giao tiếp với trọng tâm là “hiểu” ý nghĩa của các từ.

Trên thực tế, cô Ito thường sử dụng ngôn ngữ địa phương của Osaka, mặc dù cô ấy đã sống ở Tokyo trong một thời gian dài. Tuy nhiên, có vẻ như những người sử dụng ngôn ngữ địa phương của Osaka đôi khi cảm thấy dễ dàng hòa nhập với nhau hơn. Tôi cho rằng điều quan trọng không chỉ là truyền đạt ý nghĩa của các từ, mà còn là việc trò chuyện trong một bầu không khí thân thiện để mọi người có thể hòa nhập với nhau.

 

Cô Ito: Tôi nghĩ mọi người đã chỉ cho tôi một lần nữa về tầm quan trọng của việc giao tiếp.

Hẹn gặp lại các bạn trong phần 3.

 

Trong bài báo này, chúng tôi đã giới thiệu một số chủ đề từ video ghi lại cuộc thảo luận. Trong video, các công dân người nước ngoài hiện đang cư trú tại Nhật Bản sẽ cung cấp thêm những thông tin chi tiết về nỗ lực giao tiếp trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng. Vui lòng nhấn vào link phía dưới để theo dõi toàn bộ nội dung video.