Các cụm từ tiếng Nhật thường dùng trong hội thoại với người lớn tuổi trong công việc Chăm sóc

Các cụm từ tiếng Nhật thường dùng trong hội thoại với người lớn tuổi trong công việc Chăm sóc

Khi bạn biết các cụm từ thường dùng, bạn sẽ giao tiếp với người cao tuổi dễ dàng hơn, cũng như dễ dàng nhận biết các thay đổi trong thể trạng của người đó hơn. Điều này cũng rất có ích cho việc liên kết với các nhân viên khác.

Contents:

Các cụm từ thường dùng khi bắt chuyện với người cao tuổi

  • 「失礼します」、「失礼しました」: “Cho cháu xin phép”, “Cháu đã làm phiền ạ”

Là những cụm từ được sử dụng khi ra vào phòng ở của người cao tuổi, đặc biệt là phòng riêng trước và sau khi trợ giúp họ.

Vì đây là không gian cá nhân của người đó, nên khi bạn ra vào đều cần phải mở lời.

 

  • 「昨日はよく眠れましたか?」: “Hôm qua bác ngủ có ngon không?”
  • 「体調、お変わりありませんか?」: “Thể trạng của bác có gì thay đổi không ạ?”

Nhờ câu này, bạn có thể biết được sự thay đổi về thể trạng của họ mỗi ngày.

 

  • 「〜していただけますか?」: “Bác có thể làm việc … không ạ?”
  • 「〜は手伝いますので、〜はご自分でしていただけますか?」: “Cháu sẽ giúp bác …, nên việc… bác có thể tự làm được không ạ?”

Việc để người cao tuổi tự làm điều họ có thể làm trong khả năng cho phép là điều rất quan trọng. Nếu nhân viên Chăm sóc làm tất cả mọi việc, thì số việc mà người cao tuổi có thể làm sẽ bị giảm đi mất.

Ví dụ: 「手が届くところはご自分で洗っていただけますか?届かないところは手伝いますね。」

“Những chỗ tay bác có thể với tới, bác có thể tự chùi rửa được không ạ? Những chỗ tay bác không với tới được cháu sẽ giúp ạ.”

「後ろから支えますので、立ち上がっていただけますか?」

“Cháu sẽ đỡ từ phía sau, bác đứng lên được không ạ?”

「上着を脱いでいただけますか?」

“Bác có thể cởi áo ngoài được không ạ?”

 

  • 「なにかあったら、いつでも呼んでくださいね」: “Có chuyện gì bác cứ gọi cháu nhé.”

Nhờ câu nói này, người cao tuổi có thể an tâm sinh hoạt được.

 

  • 「〜をしますね、よろしいですか?」: “Cháu sẽ làm … nhé, có được không ạ?”

Trước khi chăm sóc cho người cao tuổi, luôn phải mở lời rồi mới tiến hành. Nếu bạn đột nhiên làm hoặc động chạm vào sẽ tạo cho họ tâm lý sợ sệt.

 

Thông thường, chúng ta sẽ dùng “ngôn ngữ lịch sự” với người cao tuổi. Chính là cách dùng từ thể hiện sự tôn trọng, kính trọng đối với người đó.

Ví dụ, lúc hỗ trợ người đó đi vệ sinh, cách nói 「立ち上がってください」(Hãy đứng lên ạ) và 「立ち上がっていただけますか?」(Bác có thể đứng lên giúp cháu được không ạ?) có ý nghĩa không thay đổi, nhưng lại tạo ấn tượng khác nhau đến đối phương.

“Hãy đứng lên ạ” sẽ tạo ấn tượng chỉ thị, mệnh lệnh.

“Bác có thể đứng lên giúp cháu được không ạ?” tạo ấn tượng về một sự nhờ vả ân cần.

Chúng ta hãy ghi nhớ những cách dùng từ truyền tải được sự tôn trọng của bạn dành cho người cao tuổi nhé.