BẠN TRẦN THỊ THU HOÀI VÀ BẠN NGUYỄN THỊ THÙY LINH ĐẾN TỪ VIỆT NAM

BẠN TRẦN THỊ THU HOÀI VÀ BẠN NGUYỄN THỊ THÙY LINH ĐẾN TỪ VIỆT NAM

Chúng tôi đã phỏng vấn bạn Trần Thị Thu Hoài và bạn Nguyễn Thị Thùy Linh đến từ Việt Nam, hiện đang sống tại Hokkaido.

TRẦN THỊ THU HOÀI & NGUYỄN THỊ THÙY LINH

TRẦN THỊ THU HOÀI
・Quốc tịch: Việt Nam
・Năm đến Nhật Bản: 2019
・Tư cách lưu trú: Thực tập sinh kĩ thuật
・Trình độ tiếng Nhật: N3
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
・Quốc tịch: Việt Nam
・Năm đến Nhật Bản: 2019
・Tư cách lưu trú: Thực tập sinh kĩ thuật
・Trình độ tiếng Nhật: N2

NỘI DUNG PHỎNG VẤN

Tại sao bạn đến Nhật Bản? Điều gì khiến bạn quyết định chọn Nhật Bản làm điểm đến của mình?

Tôi đến Nhật Bản để kiếm tiền. Hơn nữa, tôi muốn làm tăng trình độ tiếng Nhật của mình.

Thời đại học, thông qua TV, tôi đã thấy Nhật Bản là một đất nước tốt nên tôi muốn trải nghiệm một lần. Vì thế tôi đã đến Nhật Bản.

Điều gì khiến bạn quan tâm đến việc trở thành một nhân viên chăm sóc?

Tôi thích người cao tuổi, và tôi muốn học hỏi cách chăm sóc người cao tuổi.

Vì tôi rất thích giúp đỡ người khác và tôi rất thích các cụ nên tôi đã chọn công việc chăm sóc.

Điều gì khiến bạn thích thú với công việc chăm sóc? Bạn nhận được những gì qua công việc này?

Việc mà tôi cảm thấy vui nhất đó là mỗi ngày nói chuyện cùng với các cụ.

Niềm vui đó là hàng ngày có thể giúp đỡ người khác và có thể nhận được nụ cười của mọi người.

Ưu điểm của cơ sở chăm sóc điều dưỡng mà bạn đang làm việc là gì?

Xung quanh viện của tôi có các quang cảnh thiên nhiên rất đẹp.

Chỗ làm của tôi rất đẹp, bầu không khí rất ấm áp, và nhân viên rất nhiệt tình. Vì thế tôi đã đến Nhật Bản.

Điểm tốt ở khu vực bạn đang sinh sống là gì?

Cuộc sống xung quanh tôi rất tiện lợi.

Chỗ tôi sống rất đẹp, vừa có biển, vừa có núi, và hàng xóm rất thân thiện.

Kỷ niệm và khoảng thời gian ấn tượng nhất trong cuộc sống tại Nhật của bạn là gì?

Cuộc sống ở Nhật Bản rất tiện lợi.

Với tôi, cuộc sống ở Nhật Bản rất tiện lợi.

Điều gì khiến bạn cảm thấy vui khi làm một nhân viên chăm sóc?

Việc vui vẻ nhất là nhìn các cụ ăn ngon, ngủ tốt, sống vui vẻ… tôi cảm giác rất vui.

Niềm vui của công việc chăm sóc đó là hàng ngày có thể giúp người khác và có thể nhận được nụ cười của mọi người.

Kinh nghiệm đầu tiên khi làm nhân viên chăm sóc của bạn là gì?

Đầu tiên là việc giao tiếp với các cụ rất khó khăn.

Kinh nghiệm đầu tiên tôi nhận được từ công việc chăm sóc đó là lúc nào cũng có thể mang nụ cười đến cho mọi người.

Điều gì khiến bạn cảm thấy khó khăn ở công việc chăm sóc điều dưỡng?

Việc khó khăn đối với tôi là đôi khi các cụ muốn nói một vấn đề gì đó hoặc có một nhu cầu gì đó thì tôi không thể lí giải được.

Tôi nghĩ trong công việc chăm sóc, việc khó khăn nhất đó là lúc gặp sự cố và gặp các trường hợp khẩn cấp.

Bạn đã bao giờ được những người sử dụng dịch vụ ở cơ sở chăm sóc điều dưỡng khen ngợi chưa? Họ đã khen bạn như thế nào?

Tôi thường xuyên được các cụ khen dễ thương, làm tốt nhỉ…

Tôi đã nhận được rất nhiều lời khen như đáng yêu nhỉ, hiền nhỉ, tốt nhỉ… Khi nhận được những câu đó tôi rất vui.

Sau khi làm một nhân viên chăm sóc, ấn tượng của bạn về công việc chăm sóc điều dưỡng có thay đổi không?

Không có gì thay đổi cả, vẫn như bình thường vậy.

Tôi nghĩ là có thay đổi. Nó vui và thú vị hơn tôi nghĩ.

Sau khi làm công việc chăm sóc, có trải nghiệm gì mà từ đó bạn thấy hữu ích với mình trong cuộc sống không?

Tôi đã học được nhiều kinh nghiệm, trong đó tôi biết cách giao lưu và tiếp xúc với người già một cách dễ dàng hơn.

Công việc chăm sóc không chỉ được trải nghiệm về công việc mà còn có thể trải nghiệm về cuộc sống hàng ngày nên nếu có thể thì hãy làm nhé!

Mục tiêu và ước mơ trong tương lai của bạn là gì?

Mục tiêu của tôi là học tiếng Nhật thật tốt. Ước mơ của tôi là sau khi trở về Việt Nam tôi muốn phát triển ngành hộ lý.

Từ bây giờ, tôi nghĩ tôi sẽ tiếp tục học nhiều hơn về tiếng Nhật và công việc hàng ngày. Tôi muốn trải nghiệm nhiều hơn về cuộc sống và văn hóa của Nhật Bản.

Bạn có điều gì muốn nhắn nhủ tới những người đang nghĩ đến việc sẽ trở thành một nhân viên chăm sóc tại Nhật Bản không?

Lời nhắn của tôi muốn nói với các bạn là việc học tiếng Nhật rất cần thiết. Trước khi sang Nhật hãy tìm hiểu về công việc chăm sóc điều dưỡng của Nhật Bản.

Công việc chăm sóc ở Nhật Bản không chỉ là một công việc rất thú vị mà có thể trải nghiệm được nhiều về văn hóa và cuộc sống Nhật Bản, nên nếu có thể thì hãy đến Nhật nhé!

Bạn đã được ai dạy cho công việc chăm sóc khi ở đất nước của bạn? Bạn đã trao đổi với ai về những điều mình chưa hiểu?

Ở Việt Nam, tôi sẽ được sự chỉ dẫn của giáo viên tại trung tâm. Khi không hiểu một vấn đề gì đó, tôi cũng nhờ giáo viên để cùng bàn bạc.

Đầu tiên, tôi được giáo viên thời đại học giới thiệu và chỉ dạy cho. Khi không hiểu, tôi nói chuyện với giáo viên và với bạn.

Bạn đã học tiếng Nhật và công việc chăm sóc như thế nào?

Tôi học tiếng Nhật ở trung tâm tiếng Nhật.

Trước khi đến Nhật, tôi được học ở trung tâm tiếng Nhật. Sau khi đến Nhật, tôi được học ở chỗ làm và sau đó tự luyện tập.

Sau khi đến Nhật, bạn học tiếng Nhật trong bao lâu?

Tôi học tiếng Nhật đã được 2 năm tại Việt Nam.

Sau khi đến Nhật, tôi đã học khoảng 2 năm rưỡi tiếng Nhật.

Bạn nghĩ điều gì là khó khăn trong khi học tiếng Nhật?

Khi học tiếng Nhật, tôi cảm thấy khó nhất là kanji và ngữ pháp.

Học tiếng Nhật tôi nghĩ khó nhất đó là kanji, kính ngữ và các từ ngữ địa phương.

Bạn có ý tưởng hay mẹo gì để cải thiện các kĩ năng tiếng Nhật một cách nhanh chóng không?

Để học tiếng Nhật một cách giỏi nhanh nhất, tôi nghĩ mỗi ngày học và nói chuyện với người Nhật Bản.

Để học giỏi tiếng Nhật, không còn cách nào khác đó là hàng ngày học tiếng Nhật.

Bạn đã học tiếng Nhật và chức năng chăm sóc như thế nào?

Đầu tiên, tôi sẽ có được sự hướng dẫn tại viện của các nhân viên, sau đó về tôi tự ôn tập lại.

Hàng ngày, tôi sẽ cố gắng học ở nhà và đến chỗ làm luyện tập lại.

Một ngày bạn học bao nhiêu thời gian? Bạn đã học nội dung gì, trong vòng bao lâu?

Mỗi ngày, tôi học khoảng 1 giờ. Trong công việc, tôi vừa kết hợp với làm việc và luyện tập. Sau công việc tôi thực hành lại.

Hàng ngày, tôi học khoảng 3 tiếng. Tôi sẽ phân bổ thời gian ra học từ vựng, kanji và những từ ngữ chuyên môn.

Bạn đã từng gặp khó khăn trong việc học chưa?

Việc khó khăn nhất đối với tôi là các từ ngữ chuyên môn.

Trong học tập, tôi nghĩ là kanji và kính ngữ rất khó.

Bạn có gặp khó khăn gì khi tìm hiểu thông tin về công việc chăm sóc điều dưỡng khi đã học về nó nhưng trước khi đến Nhật Bản không? Bạn giải quyết khó khăn đó như thế nào?

Có khó khăn. Để giải quyết khó khăn, tôi đã nhờ đến đồng nghiệp làm chung với tôi. Khi không hiểu thì hỏi, họ sẽ giải thích 1 cách rất tỉ mỉ.

Tôi chọn đến Nhật làm công việc chăm sóc nhưng không hiểu tiếng Nhật thì làm sao có thể làm được công việc và có thể nói chuyện được nên tôi rất lo lắng, và sau đó tôi cố gắng học tiếng Nhật.

Bạn thường làm gì vào những ngày nghỉ?

Vào những ngày được nghỉ, tôi cùng với bạn bè đi bộ và học.

Ngày nghỉ tôi thường nói chuyện với gia đình, bạn bè, học bài và đi tản bộ với các bạn.

Món ăn Nhật Bản yêu thích của bạn là gì?

Món ăn yêu thích của tôi ở Nhật Bản là cơm cà ri.

Món ăn của Nhật Bản rất ngon. Tôi thích nhất là món cơm cà ri.

Bạn cảm thấy điểm khác biệt lớn giữa đất nước của bạn và Nhật Bản là gì?

Giữa Nhật Bản và Việt Nam có sự khác nhau lớn nhất đó là về phương tiện giao thông và về việc ăn uống.

Ở Nhật Bản và Việt Nam khác nhau đó là giao thông và cách chế biến thức ăn.

Đâu là danh lam thắng cảnh yêu thích của bạn ở Hokkaido?

Ở nơi tôi sống là Hokkaido có rất nhiều phong cảnh đẹp. Ở ngay gần nhà tôi có biển Tomari, Furano, Niseko… và còn rất nhiều nơi nữa.

Ở Hokkaido có rất nhiều cảnh đẹp. Đó là Hakodate, Niseko… và nơi tôi sống đó là Tomari.

Bạn sẽ đưa ra lời khuyên gì cho những người ở đất nước của bạn đang nghĩ đến việc sẽ đến Nhật Bản?

Lời khuyên của tôi muốn nói với các bạn là hãy học tiếng Nhật một cách thật chỉn chu trước khi sang Nhật và hãy tham gia thật nhiều vào các hoạt động xã hội.

Tôi nghĩ Nhật Bản là một đất nước tốt. Nếu có thể hãy đến Nhật Bản và trải nghiệm nhé. Trước hết thì nên học tiếng Nhật và tìm hiểu trước về cuộc sống Nhật Bản nhé.

Contents: