Câu chuyện thực tế số 1: Người nước ngoài làm việc tại Nhật với vai trò Chuyên viên quản lý chăm sóc (Care Manager)

Câu chuyện thực tế số 1: Người nước ngoài làm việc tại Nhật với vai trò Chuyên viên quản lý chăm sóc (Care Manager)

Cuộc phỏng vấn cùng anh DICKI YONATA – người đang làm việc tại viện dưỡng lão Kenshokai Baden nằm ở thành phố Takamatsu, tỉnh Kagawa. Anh ấy từng là ứng viên chương trình EPA và hiện đã trở thành Chuyên viên quản lý chăm sóc (Care Manager). Lần thứ nhất, chúng tôi đã hỏi về lý do tại sao anh Dicki cảm thấy công việc điều dưỡng ở đất nước mình lại trở thành công việc có ý nghĩa, xứng đáng để gắn bó.

Câu trả lời của anh Dicki:

Tôi đến từ đảo Sumatra, Indonesia. Năm 2012, tôi sang Nhật theo diện ứng viên Chuyên viên chăm sóc phúc lợi EPA. Đến năm 2015 tôi đã lấy được chứng chỉ chăm sóc phúc lợi và năm 2021 có được chứng chỉ quản lý chăm sóc. Cùng năm đó tôi đã kết hôn và bây giờ đang làm bố của 2 đứa trẻ.

Contents:

Quá trình trở thành chuyên viên chăm sóc phúc lợi từ một nhân viên hộ lý của Indonesia

Trước khi đến Nhật Bản, tôi đã học ngành điều dưỡng ở trường Đại học ở đảo Java thuộc Indonesia, sau khi tốt nghiệp tôi đã làm việc 1 năm ở bệnh viện với vai trò là nhân viên điều dưỡng. Từ ban đầu tôi đã có mong muốn được làm công việc này ở nước ngoài, và đã từng suy nghĩ đến việc đi đến các Châu Âu hoặc nước Mỹ để làm việc, nhưng tôi vẫn hay bị lo lắng đến sự khác biệt về văn hoá. Nhật Bản là một quốc gia châu Á có vị trí gần với Indonesia và cũng đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPA), điều này giúp tôi dễ dàng lựa chọn hơn.

  Ngoài ra, tôi cũng có hứng thú về đất nước này bởi có nhiều điểm ở mức tiêu chuẩn cao. Tuổi thọ trung bình ở Nhật bản đang là cao nhất thế giới, tỉ lệ sinh của một em bé chưa đầy một tuổi thấp nhất thế giới. Hơn nữa hộ chiếu Nhật Bản có thể đi được nhiều nơi trên thế giới, và cũng có món ăn nổi tiếng sushi, văn hóa tiếp đối xử khách hàng của Nhật Bản. 

Ban đầu tôi chỉ có ý định làm công việc Điều dưỡng viên ở Nhật Bản, nhưng để trở thành ứng viên điều dưỡng của EPA thì cần phải có kinh nghiệm trên 2 năm làm việc ở viện dưỡng lão. Tôi cảm thấy đây là công việc vì con người, không phân biệt khoảng cách nên đã quyết định đến Nhật với tư cách là ứng viên chuyên viên chăm sóc phúc lợi.

Một nhân viên Chăm sóc (care worker) sẽ làm những công việc hằng ngày như là hỗ trợ ăn uống, giúp đỡ luyện tập phục hồi chức năng, chăm sóc về mặt tinh thần…Trong đó cũng có những cụ già muốn về nhà, hoặc có những cụ bị chứng mất trí nhớ, hay phàn nàn, bất mãn. Trở thành một người bạn để lắng nghe các câu chuyện mỗi ngày của các cụ. Số lượng điều dưỡng viên trong các cơ sở dưỡng lão thường bị giới hạn, nên cũng hơi vất vả. Tuy nhiên điều quan trọng đó là mỗi ngày được gần gũi, kết nối với các cụ cảm thấy đây chính là công việc của một nhân viên chăm sóc. Lắng nghe câu chuyện của các cụ, tiếp xúc mỗi ngày dần dần cảm thấy công việc này phù hợp với bản thân.

 

Quá trình trở thành một chuyên viên quản lý chăm sóc, leader từ chuyên viên chăm sóc phúc lợi.

Năm 2015 tôi trở thành Chuyên viên chăm sóc phúc lợi. Trước đó, tôi chỉ tiếp nhận chỉ thị khi làm việc, nhưng tôi đã suy nghĩ rất nhiều về việc làm như thế nào để có thể chăm sóc tốt hơn sau khi có được chứng chỉ đó. Dần dần tôi đã cảm nhận được sự thay đổi trong từng bước đi của khách hàng, sự thay đổi nhỏ về mặt cảm xúc, và từ đó có thể đưa ra được cách chăm sóc, đối ứng cho việc chăm sóc của mình.

 

Sau đó tôi trở thành trưởng nhóm chăm sóc theo khu vực mỗi tầng, đến năm 2018 tôi  làm việc ở Viện Kenshokai trong bộ phận quản lý trung gian (ネクスト -Next), hiện tại tôi đang là phó trưởng. Bên cạnh việc quản lý, sắp xếp công việc, tôi còn vừa truyền đạt kinh nghiệm, hệ thống hoá kiến thức của bản thân để tăng thêm cơ hội đào tạo cho các bạn hậu bối. Hầu như quy trình đào tạo, huấn luyện liên quan đến nghiệp vụ chăm sóc cho người nước ngoài cũng như người Nhật đều giống nhau, nhưng đối với các bạn hậu bối đến Nhật bản theo chương trình của EPA thì tôi sẽ hỗ trợ thêm hướng đến kì thi lấy chứng chỉ Chuyên viên chăm sóc phúc lợi quốc gia (介護福祉士国家). Để đạt được chứng chỉ này thì việc nghe hiểu tiếng Nhật cực kì quan trọng. Vừa đi làm vừa học đôi lúc sẽ rất khó khăn, nhưng tôi mong các bạn ấy sẽ tiếp tục kiên trì việc học tập, chắc chắn trình độ tiếng Nhật sẽ được cải thiện. 

 

Lý do tôi quyết định trở thành Chuyên viên quản lý chăm sóc (Care Manager) vì đã chứng kiến sự thay đổi tích cực của nhiều khách hàng nhờ vào các kế hoạch chăm sóc phù hợp.

 

 Vào năm 2021, sau 1 năm học tập cuối cùng tôi đã đạt được chứng chỉ quản lý chăm sóc. Bây giờ tôi đang đảm nhận quản lý chăm sóc cho 15 người. Để cung cấp từng kế hoạch chăm sóc hợp lý cho từng khách hàng, tôi luôn suy nghĩ, quan tâm đến từng mỗi khách hàng cuộc sống thực sự họ mong muốn là gì? Họ thực sự có đang cảm thấy hạnh phúc không?