Cơ hội học hỏi trải nghiệm những kỹ thuật tiên tiến nhất trong ngành điều dưỡng ở các bệnh viện Nhật Bản (Phần 2)

Cơ hội học hỏi trải nghiệm những kỹ thuật tiên tiến nhất trong ngành điều dưỡng ở các bệnh viện Nhật Bản (Phần 2)

Tại Nhật Bản, các cơ sở chăm sóc đang tích cực áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào lĩnh vực điều dưỡng. Một trong những đơn vị tiên phong được chú ý hiện nay là “Akita Sousei Management”, một tổ chức đang vận hành các cơ sở điều dưỡng tại tỉnh Akita, thuộc khu vực Tohoku (gồm sáu tỉnh phía Bắc đảo Honshu).

Trong phần đầu của bài viết này, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với ông Seiichi Awano, đại diện tập đoàn Akita Sousei Management, về lý do áp dụng các công cụ ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) cũng như những hiệu quả mang lại trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng.

Ông Seiichi Awano

Ông Seiichi Awano hiện là Giám đốc điều hành của Tập đoàn Akita Sousei Management. Hiện tại, ông đang điều hành ba pháp nhân với bốn cơ sở chăm sóc trong tỉnh Akita.
Những năm gần đây, ông cũng nhận được sự quan tâm từ khắp nơi trên cả nước như một hình mẫu tiêu biểu trong việc tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài, đồng thời thường xuyên xuất hiện với tư cách diễn giả tại nhiều hội thảo và sự kiện lớn nhỏ trong ngành.

Thông tin chi tiết về tập đoàn “Akita Sousei Management”, các bạn có thể tham khảo qua các đường link này:

あきた創生マネジメント

https://rin-sousei.com/

デジタル化の推進

https://rin-sousei.com/forthefuture/digital

Contents:

“LINE WORKS”- Công cụ hỗ trợ giao tiếp, cổng kết nối mọi người với nhau.

Mặc dù quãng thời gian lúc dịch bệnh Corona, việc vận hành cơ sở hơi gặp khó khăn thật nhưng trong một hai năm đã dần đi vào ổn định. Một phần nhờ vào việc đẩy mạnh chuyển đổi số, trong đó ứng dụng “LINE WORKS” đóng vai trò quan trọng.

Ví dụ khi có một nhân viên nước ngoài mới vào làm việc thì chúng tôi sẽ nhanh chóng tạo một nhóm trên LINE để kết nối người đó với người hướng dẫn và các nhân viên xung quanh. Nhờ vậy, mọi thông tin cần thiết đều được chia sẻ kịp thời và hiệu quả trong nhóm.

Ngay cả phương thức để liên hệ với người nhà của các cụ thì chúng tôi cũng dùng “LINE WORKS”. Bởi vì có nhiều người sử dụng ứng dụng Line nên có thể dễ dàng tạo được nhóm với các nhân viên phụ trách chăm sóc, họ có thể chia sẻ được tình trạng sức khoẻ của các cụ cho người nhà, ngược lại phía bên kia cũng có thể cung cấp các thông tin cần thiết. 

“LINE WORKS” đóng vai trò như một “cổng kết nối”, giúp chúng tôi liên kết với nhiều công cụ ICT khác. Chẳng hạn như là hệ thống bộ đàm được các nhân viên sử dụng để liên lạc với nhau. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phần mềm “Care Collabo” một công cụ hỗ trợ ghi chép trong công việc chăm sóc không chỉ  văn bản mà có thể chèn thêm video và hình ảnh giống như các nền tảng xã hội, ứng dụng “Kaigo Supplement” để kiểm tra hành lý, giúp hạn chế việc quên đồ của các cụ sử dụng dịch vụ ngắn ngày (short stay). Ngoài ra cũng có hệ thống kế toán, thống kê số liệu hỗ trợ các nhân viên văn phòng. 

Tất cả những công cụ này đều nhằm mục tiêu chung: tạo nên môi trường giao tiếp dễ dàng hơn, xây dựng mối quan hệ tin cậy giữa các nhân viên với các cụ, cũng như giữa các đồng nghiệp với nhau.Ví dụ khi các bạn hộ lý và các cụ chụp hình hoặc quay video với nhau thì họ có thể chia sẻ khoảnh khắc đó cùng với nhau. Và chúng tôi xem điện thoại cũng là một công cụ để có thể gắn kết mọi người gần lại với nhau hơn. Với chúng tôi, điều quan trọng nhất luôn là “mối quan hệ giữa con người với con người”, và chúng tôi muốn gìn giữ tinh thần ấy trong từng hành động nhỏ.

 

Các bạn đến từ các vùng nông thôn của Indonesia bắt đầu lựa chọn đến sinh sống và làm việc tại các vùng địa phương của Nhật Bản.

Tôi nghĩ giữa Indonesia và Akita có khá nhiều điểm tương đồng với nhau. Chẳng hạn như người phụ nữ Indonesia theo đạo Hồi thường quấn khăn trùm đầu lại, gọi là “khăn hijab”, nó giống với chiếc khăn “hōkkamuri” , hồi xưa người phụ nữ vùng Akita dùng nó để quấn đầu giữ ấm, tránh cơn giá lạnh mùa đông. Có lẽ nhờ vậy mà các cụ cao tuổi ở đây cảm thấy gần gũi và thân quen hơn với các bạn nhân viên Indonesia.

Chúng tôi thường hay bắt gặp những cuộc hội thoại như này.

Các cụ bảo với các bạn hộ lý rằng: “ Con lạnh lắm hả, đang mùa hè mà vẫn đội khăn à?”. “Dạ không lạnh, cái khăn này là trang phục theo tôn giáo của bọn con ấy ạ.”, bạn hộ lý người Indonesia đáp.

Họ nói chuyện với nhau bằng phương ngữ Akita, tạo nên một khung cảnh vừa dễ thương vừa ấm áp khiến ai chứng kiến cũng phải mỉm cười.

Tuy nhiên vào lúc thời điểm dịch Covid 19 bùng phát, tôi cảm thấy tinh thần giữa người Indonesia và người Nhật rất khác nhau. Các nhân viên người Nhật, ngay cả chính tôi cũng thấy lo lắng và lo sợ về nguy cơ có thể bị  lây nhiễm, nhưng khác với chúng tôi những bạn Indonesia lại không hề cảm thấy lo lắng mà ngược lại rất lạc quan, chính nhờ những nụ cười và sự tích cực đó đã trở thành nguồn động viên lớn lao, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho chúng tôi trong giai đoạn khó khăn ấy.

 Trước đây phần lớn là các  bạn trẻ đến từ các vùng lân cận của thủ đô Jakarta- Indonesia đến Nhật Bản. Tuy nhiên gần đây đang có trào lưu mới là các bạn từ các vùng nông thôn của Indonesia bắt đầu lựa chọn đến các vùng địa phương của Nhật Bản. Sự thật là những bạn xuất thân từ các vùng nông thôn sẽ thích sống ở những nơi ít người hơn những nơi đông đúc, nhộn nhịp ở các khu đô thị. Các bạn thường bảo Tokyo chỉ là để vui chơi còn để sinh sống và làm việc thì thích ở khu vực địa phương hơn. Tôi đã có kinh nghiệm nhiều năm trong việc tuyển dụng, nên tôi cũng cảm thấy lựa chọn ấy thực sự rất phù hợp. Hơn nữa Akita nổi tiếng có gạo rất ngon, đây cũng là thực phẩm chính với người Indonesia. Họ thường làm món cơm rang “nasi goreng” đặc sản của đất nước các bạn ấy, có vẻ như ăn rất nhiều hơn so với người Nhật. Nhiều bạn còn nói rằng: “Gạo Nhật thật sự rất ngon!”(cười).