Câu chuyện thực tế số 3: Người nước ngoài làm việc tại Nhật với vai trò Chuyên viên quản lý chăm sóc (Care Manager).

Câu chuyện thực tế số 3: Người nước ngoài làm việc tại Nhật với vai trò Chuyên viên quản lý chăm sóc (Care Manager).

Cuộc phỏng vấn cùng anh DICKI YONATA – người đang làm việc tại viện dưỡng lão Kenshokai Baden nằm ở thành phố Takamatsu, tỉnh Kagawa. Anh ấy từng là ứng viên chương trình EPA và hiện đã trở thành Chuyên viên quản lý chăm sóc (Care Manager). Trong phần thứ ba của cuộc phỏng vấn, chúng tôi đã trao đổi về những điểm mạnh mà người nước ngoài có thể tận dụng trong công việc cũng như các mục tiêu của anh trong tương lai.

Câu trả lời của anh Dicki:

Tôi đến từ đảo Sumatra, Indonesia. Năm 2012, tôi sang Nhật theo diện ứng viên Chuyên viên chăm sóc phúc lợi EPA. Đến năm 2015 tôi đã lấy được chứng chỉ chăm sóc phúc lợi và năm 2021 có được chứng chỉ quản lý chăm sóc. Cùng năm đó tôi đã kết hôn và bây giờ đang làm bố của 2 đứa trẻ.

Contents:

Chặng đường trở thành một người làm việc công việc “Chăm sóc- Kaigo” ở EPA.

Tôi nghĩ rằng công việc của một Chuyên viên chăm sóc phúc lợi nhìn có vẻ là công việc hỗ trợ con người, nhưng thật ra nó là cơ hội để chính bản thân mỗi người trưởng thành. Nhờ có những góc nhìn mới mẻ thông qua việc phát huy được những điểm khác biệt độc đáo về văn hoá cũng như những điểm mạnh mà chỉ những người nước ngoài có thể làm được, điều này đã giúp cải thiện môi trường làm việc ngày một tốt hơn.

 

 Ví dụ, tôi thường giới thiệu một vài món ăn quê nhà của tôi  như cơm rang Indonesia (Nasi Goreng) vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, tôi cũng thử chào hỏi các cụ những câu tiếng Nhật như “ありがとう” (Cảm ơn) hay “おはよう” (Chào buổi sáng) bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Chỉ những điều nhỏ nhặt như vậy thôi cũng sẽ khiến họ cảm thấy thích thú. Tôi nghĩ nếu chúng ta biết phát huy được góc nhìn và suy nghĩ của người nước ngoài thì có thể dễ dàng mở rộng cuộc trò chuyện hơn.

 

 Tôi nghĩ rằng những người hướng đến mục tiêu trở thành Chuyên viên quản lý chăm sóc- Care manager không chỉ là việc đạt được chứng chỉ mà  mà điều quan trọng hơn là họ phải là người luôn đặt nguyện vọng của khách hàng lên hàng đầu. Hãy luôn chú ý đến những sự thay đổi nhỏ của khách hàng và phải thực sự quan sát kỹ hơn về việc liệu kế hoạch này có đang phù hợp với khách hàng hay không, có đang thực hiện đúng với nguyện vọng của họ hay không.

 

Bản thân tôi trước đây đã từng là một nhân viên điều dưỡng- Kaigo, nên tôi cũng đang áp dụng những kiến thức ý tế vào việc xây dựng kế hoạch chăm sóc- Care plan. Tuy nhiên không phải là chỉ tập trung về việc chăm sóc, điều trị của người đang mắc bệnh, mà phải luôn tập trung quan tâm đến nguyện vọng của chính người đó. Ví dụ mặc dù khách hàng đang mắc bệnh tiểu đường nhưng thi thoảng vẫn có thể cho phép họ ăn được những đồ ngọt. Tất nhiên đừng để vượt quá giới hạn mà vẫn đảm bảo được sức khoẻ cho họ. Điều này sẽ giúp họ thấy hạnh phúc vì có thể thưởng thức được những món ăn ngon.

 

 Đối về phía người lập nên kế hoạch chăm sóc sẽ không có gì sung sướng hơn nếu như được ai đó nói rằng: “Khách hàng kia đã khỏe hơn là nhờ vào kế hoạch chăm sóc của bạn.” Tôi từng có trường hợp một cụ nhập viện trong tình trạng phải ngồi xe lăn, nhưng nhờ thực hiện kế hoạch chăm sóc phù hợp, cụ đã có thể đi lại được. Vì cụ mong muốn được trở về nhà, chúng tôi đã tập trung vào việc phục hồi chức năng để giúp cụ đi lại dễ dàng hơn, và cuối cùng nguyện vọng đó đã trở thành hiện thực.

 

Mục tiêu tương lai của một Chuyên viên quản lý chăm sóc- Care Manager

Hiện nay ở môi trường làm việc chăm sóc, thì vẫn còn nhiều bạn nhân viên gặp khó khăn trong vấn đề  giao tiếp bởi vì rào cản về sự khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Mục tiêu của tôi đó là cố gắng tạo ra môi trường làm việc giúp những bạn như vậy có thể làm việc dễ dàng hơn. Ngoài ra tôi còn muốn hỗ trợ đến những ai muốn trở thành Chuyên viên quản lý chăm sóc, giúp họ tận dụng lợi thế góc nhìn của người nước ngoài, tự tin vào năng lực bản thân và biến hy vọng đó thành hiện thực.

 

Tôi vẫn đang sinh sống ở tỉnh Kagawa từ lúc bắt đầu qua Nhật. Tôi kết hôn với người vợ tôi người mà tôi gặp 3 năm trước ở nơi làm việc, bây giờ chúng tôi đang có 2 đứa con. Tôi nghĩ Nhật bản là một đất nước an toàn và dễ sống. Có lần, tôi đánh rơi ví nhưng nó đã được trả lại nguyên vẹn. Dĩ nhiên, đôi khi tôi cũng gặp phải một số bất tiện liên quan đến tôn giáo, nhưng hiện nay, số lượng địa điểm dành cho người theo đạo Hồi như tôi thực hành nghi lễ cầu nguyện cũng đang dần tăng lên.

Có thể nhiều người nghĩ rằng công việc chăm sóc trong chương trình EPA hay trở thành Chuyên viên Quản lý Chăm sóc là một hành trình khó khăn và đầy thử thách. Nhưng tôi tin rằng nếu bạn dám bước đi trên con đường này, chắc chắn một ngày nào đó bạn sẽ cảm thấy quyết định này là hoàn toàn đúng đắn.

Hãy cùng nhau cố gắng nhé!